CÔNG TY CP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC AN THÁI - CHÚC NÔNG DÂN ĐƯỢC MÙA-BỘI THU-GIÁ TỐT

1245

Công ty CP ứng dụng công nghệ sinh học An Thái

Đắng lòng vì tiêu

25/03/2014 12:42:38 GMT+7

Để ngăn chặn việc cây tiêu chết hàng loạt, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc để quy hoạch vùng, ổn định việc tổ chức sản xuất chuyên canh… Đặc biệt, xử lý kiên quyết trong việc trồng cây ngoài vùng quy hoạch…

Những vườn tiêu chết hàng loạt…

Những năm qua, khắp khu vực Tây Nguyên, đi đâu cũng được nghe người người truyền nhau câu chuyện về người nông dân trồng tiêu thu vào tỷ này tỷ nọ… Vì giá tiêu luôn ở mức cao từ 140-160 ngàn đồng/kg, thậm chí cao điểm lên đến 180 ngàn đồng/kg. Thế nhưng đằng sau câu chuyện ấy lại là một góc khuất đối lập hoàn toàn, nhiều người nông dân bất chấp những rủi ro tiềm ẩn.

Những ngày qua nhiều vườn tiêu tại huyện Chư Sê, Chư Pưh (Gia Lai) bỗng nhiên đổ bệnh, rụng lá chết dần khiến người nông dân đắng lòng. Bởi đầu tư cho cây tiêu là không nhỏ, ít nhất suất đầu tư phải trên 500 triệu đồng/ha, vì thế nhiều nông dân mất cả tiền tỷ vì cây tiêu.

Một nông dân ở thôn 5, xã Ia Pal, huyện Chư Sê cho hay, sau 13 năm trời, mới tích góp trồng và mãi đến giờ được hơn 2.000 trụ tiêu, trên diện tích hơn 1ha, nay tiêu chết dần chỉ còn mấy trăm trụ. Mặc dù anh đã phun thuốc theo hướng dẫn, nhưng tiêu vẫn cứ chết… Thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Một lãnh đạo của xã này cho biết, riêng thôn 5, xã Ia Pal có 100 hộ trồng từ 500 trụ tiêu trở lên. Hiện nhà nào cũng có tiêu chết, ít cũng vài chục trụ, nhiều lên đến cả ngàn trụ. Cả thôn 5 có khoảng 99.000 trụ, đến cuối tháng 12/2013 đã có hơn 12.000 trụ tiêu bị chết và vẫn tiếp tục bị chết. Số đó mới chỉ tính là tiêu đã đưa vào khai thác, còn nếu tính cả cây trồng mới thì con số đó cao hơn nhiều…

Tương tự tình trạng ở huyện Chư Sê, tình hình tiêu chết ở huyện Chư Pưh cũng diễn ra bất thường. Nhiều vườn tiêu chết gần hết, mặc dù bà con nông dân đã chi ra hàng chục triệu đồng để mua thuốc xử lý nhưng chẳng ăn thua gì. Tại huyện Chư Pưh có nhiều xã bị thiệt hại rất nặng như xã Ia Phang hơn 16ha, Ia Blứ 37ha, Ia Đreng hơn 13ha, Ia Le 10ha…

Theo ông Kpă Long, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pưh, tiêu chết qua mỗi năm có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ngành nông nghiệp đã hướng dẫn khắc phục, giúp người dân phòng ngừa, ngăn chặn nhưng diện tích tiêu chết vẫn không được cải thiện.

Theo ông Lưu Trung Nghĩa, Phó chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu huyện Chư Pưh lý giải: Nguyên nhân tiêu chết là do nhiều hộ nông dân không theo khuyến cáo của chính quyền và cơ quan chuyên môn, đã đầu tư trồng hồ tiêu ở cả các diện tích đất không phù hợp.

Cùng đó, do một số diện tích hồ tiêu kinh doanh có từ lâu, nên bị thoái hóa chết, số còn lại thì do bị nhiễm bệnh chết. Việc chọn giống tiêu không đảm bảo, người nông dân lựa chọn giống theo cảm tính. Theo kinh nghiệm, khi trồng tiêu mang sẵn mầm bệnh, nên khi trồng được ít năm thì dẫn đến việc chết hàng loạt…

Thiết nghĩ, để giúp người nông dân khắc phục và ngăn chặn việc cây tiêu chết hàng loạt, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc để quy hoạch vùng, ổn định việc tổ chức sản xuất chuyên canh… Đồng thời tiến hành phối hợp với các chuyên gia về nông nghiệp. Đặc biệt, xử lý kiên quyết trong việc trồng cây ngoài vùng quy hoạch… Có như thế mới giảm thiểu tình trạng bị phát tán trong môi trường, giảm thiểu rủi ro cho bà con nông dân…

 

Tin nổi bật

HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 22 NĂM THÀNH LẬP

Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Lãnh đạo, Quản lý cùng Cán bộ - Công nhân viên Tập đoàn An Thái vui mừng kỷ niệm 22 năm thành lập và phát triển.

Hỗ trợ trực tuyến

Liên kết website

Mở liên kết